111111

"Đánh giá nhà giáo là nội dung nhạy cảm và khó"

VOV.VN - Sáng 25/9, tiếp tục phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, có bố cục gồm 9 chương, 71 điều.

Dự án Luật Nhà giáo (dự án Luật) quy định về nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo. Dự án Luật áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dự án Luật Nhà giáo cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Nêu ý kiến thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cơ bản tán thành sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo với những lý do được nêu tại Tờ trình số 406 của Chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến băn khoăn về sự cần thiết ban hành Luật này và cho rằng chỉ cần điều chỉnh các luật đang áp dụng cho đối tượng nhà giáo. Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng cơ bản thống nhất với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn về việc đưa nội dung về tôn vinh, khen thưởng vào phạm vi điều chỉnh của Luật này; cho rằng đối tượng áp dụng được quy định ở Điều 2 rất rộng, do đó, cần xác định rõ đối tượng áp dụng cho từng nhóm chính sách đặc thù để bảo đảm tính khả thi.

Về nguồn lực bảo đảm thi hành Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng: "Dự án Luật quy định nhiều chính sách liên quan tới nguồn lực, nhất là về tài chính; do vậy, cần đánh giá tác động đầy đủ, dự báo chi tiết về nguồn lực, nhân lực và các điều kiện để bảo đảm tính khả thi. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đã bổ sung thêm nhiều chính sách mới đối với nhà giáo, đặc biệt ưu tiên chính sách dân tộc; bảo đảm thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Do vậy, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, cụ thể hóa một số quyền của lao động nữ để bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới".

Liên quan đến quyền của nhà giáo, chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo, ông Nguyễn Đắc Vinh đồng tình cho rằng, cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Tuy nhiên, việc thể chế hóa chủ trương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo…

Cũng nêu ý kiến về chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần rà soát, quy định linh hoạt hơn để phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương, đảm bảo đãi ngộ thỏa đáng cho những nhà giáo thực sự giỏi, tài năng.

Cũng theo ông Bùi Văn Cường, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát các quy định của dự thảo Luật để trách chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn với các luật có liên quan như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Viên chức và các quy định pháp luật về lao động.

Riêng về nội dung đánh giá nhà giáo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Trưởng Ban công tác Đại biểu Nguyễn Thanh Hải cùng cho rằng, đây là một nội dung khá nhạy cảm và khó.

Dù dự thảo Luật đã quy định khá đầy đủ về nội dung, mục đích đánh giá nhà giáo, tuy nhiên, phương thức, cách thức để đánh giá nhà giáo lại chưa thấy được đề cập. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần có sự nghiên cứu kỹ càng để đảm bảo tính thống nhất trong cả nước, không để mỗi nhà trường tự quy định khác nhau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo
Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

VOV.VN - Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Điều chỉnh các vấn đề về nhà giáo nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

VOV.VN - Luật Nhà giáo phải kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Điều chỉnh các vấn đề về nhà giáo nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng
Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học mới 2024-2025 với tinh thần đề cao kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, toàn ngành giáo dục sẽ ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra. Trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học mới 2024-2025 với tinh thần đề cao kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, toàn ngành giáo dục sẽ ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra. Trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

Lương giáo viên tiểu học tăng ra sao khi lương cơ sở ở mức 2,34 triệu đồng?
Lương giáo viên tiểu học tăng ra sao khi lương cơ sở ở mức 2,34 triệu đồng?

VOV.VN - Chính phủ vừa đề xuất Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng, tương ứng tăng 30%. Theo đó, mức lương của giáo viên tiểu học tăng tương ứng với từng hệ số như sau

Lương giáo viên tiểu học tăng ra sao khi lương cơ sở ở mức 2,34 triệu đồng?

Lương giáo viên tiểu học tăng ra sao khi lương cơ sở ở mức 2,34 triệu đồng?

VOV.VN - Chính phủ vừa đề xuất Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng, tương ứng tăng 30%. Theo đó, mức lương của giáo viên tiểu học tăng tương ứng với từng hệ số như sau

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao