111111

Đại biểu Quốc hội kiến nghị quy định tránh chồng chéo thanh tra, kiểm tra

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định tách bạch hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp gây tốn kém chi phí tuân thủ, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư.

Tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra

Đề cập trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm tra, bà Trần Thị Nhị Hà – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cho biết, theo Luật Thanh tra hiện hành và mô hình tổ chức trước sắp xếp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thường có bộ phận thanh tra chuyên ngành thực hiện cả thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư. Trong thực tiễn, hai hoạt động này thường được triển khai song song.

Theo dự thảo luật và hệ thống thanh tra sau sắp xếp, hai hoạt động này đã được tách bạch: thanh tra là hoạt động do cơ quan thanh tra chuyên trách thực hiện, còn kiểm tra là chức năng của thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành. Điều 61 dự thảo quy định Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong phạm vi quản lý.

Nữ đại biểu cho rằng, dự thảo hiện chỉ đề cập nguyên tắc tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán, nhưng chưa có quy định kiểm soát chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra – trong khi đây là vấn đề phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Tình trạng lặp lại các cuộc thanh tra, kiểm tra không chỉ gây tốn kém chi phí tuân thủ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư.

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kéo dài, không cần thiết; bảo đảm nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm 1 lần đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp có vi phạm rõ ràng. Do đó, nếu không có cơ chế điều phối cụ thể giữa thanh tra và kiểm tra, sẽ rất khó thực hiện hiệu quả chỉ đạo này.

Từ phân tích trên, đại biểu Nhị Hà kiến nghị  bổ sung khái niệm “kiểm tra” tại Điều 2 để làm rõ tính chất, chủ thể, hệ quả pháp lý và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Cùng với đó bổ sung tại Điều 61 nguyên tắc phối hợp, tránh chồng chéo giữa kiểm tra và thanh tra; đồng thời giao Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh vai trò đầu mối điều phối kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bến Tre, khi sắp xếp cơ quan trong hệ thống thanh tra cũng sẽ tăng cường kiểm tra chuyên ngành, bên cạnh đó còn công tác giám sát của cơ quan dân cử và Mặt trận Tổ quốc.

Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung nguyên tắc tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, giám sát để tránh ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

“Trong năm mà phải tiếp nhiều đoàn cũng sẽ ảnh hưởng hoạt động của cơ quan, đơn vị. Ban soạn thảo nói xử lý vấn đề chồng chéo sẽ tiến hành khi tổ chức thực hiện, tuy nhiên, tôi cho rằng nên bổ sung vào dự thảo để đảm bảo nguyên tắc và tổ chức thực hiện nghiêm theo quy định”, bà Yến Nhi nêu quan điểm.

Không nên kéo quá dài thời hạn thanh tra

Đại biểu Mai Văn Hải – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đồng tình khi dự thảo luật quy định “thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra các cấp có nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Vì vậy, ông đề nghị, có quy định để làm sao xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra và ủy ban kiểm tra các cấp, khi một vụ việc có dấu hiệu vi phạm, cơ quan nào tiến hành trước, cơ quan nào tiến hành sau.

Thực hiện sắp xếp tinh gọn hệ thống thanh tra thì không tổ chức thanh tra bộ, thanh tra sở, ngành. Nhưng các bộ, sở, ngành đều thực hiện nhiệm vụ tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo đại biểu Mai Văn Hải, khi có vụ việc cần thanh tra, xác minh làm rõ để giải quyết đơn thư thì cũng cần có bộ phận tham mưu, nếu không sẽ bất cập khi giải quyết trên thực tế.

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội cũng đề nghị không quy định “ngày làm việc” mà chỉ quy định “ngày” về thời hạn thanh tra. Dự thảo luật quy định, cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày làm việc; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày làm việc; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày làm việc.

Đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, quy định như dự thảo luật vô hình trung kéo dài thời gian thanh tra. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng thanh tra, cơ quan, doanh nghiệp. Một cuộc thanh tra, đặc biệt là thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thì kiểm tra, xác minh, kết luận giải quyết càng nhanh càng tốt, không nên để kéo dài, do đó, ông kiến nghị nên quy định thời hạn thanh tra như luật hiện hành.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí cho các cơ quan thanh tra
Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí cho các cơ quan thanh tra

VOV.VN - Chính phủ đề xuất quy định các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; bổ sung quy định về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.

Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí cho các cơ quan thanh tra

Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí cho các cơ quan thanh tra

VOV.VN - Chính phủ đề xuất quy định các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; bổ sung quy định về kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, theo quy định mới, cán bộ, công chức muốn tồn tại thì phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm, không phải vì có ngạch; xóa bỏ tình trạng “giữ ghế “nhờ ngạch, nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu và thực thi công vụ.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Xóa bỏ tình trạng “giữ ghế” nhờ ngạch

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, theo quy định mới, cán bộ, công chức muốn tồn tại thì phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm, không phải vì có ngạch; xóa bỏ tình trạng “giữ ghế “nhờ ngạch, nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu và thực thi công vụ.

Kế hoạch thực hiện Kết luận về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn
Kế hoạch thực hiện Kết luận về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (Đề án).

Kế hoạch thực hiện Kết luận về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn

Kế hoạch thực hiện Kết luận về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (Đề án).

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao