111111

Đại biểu Quốc hội: Cần hỗ trợ đi lại, ổn định nơi ở cho cán bộ làm ở tỉnh mới

VOV.VN - Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhiều cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải di chuyển xa để đến trụ sở làm việc ở tỉnh mới. Đại biểu Quốc hội đề nghị quan tâm hỗ trợ để cán bộ yên tâm công tác.

Vấn đề này được các đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên làm việc sáng 12/6, trước khi ấn nút thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Nhìn chung, các ý kiến cho rằng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, với trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Chính phủ số phát triển mạnh mẽ, nền hành chính quốc gia cần đổi mới toàn diện, linh hoạt và thích ứng thì việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy mà còn là chiến lược tái cấu trúc không gian phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng vùng miền và hiện đại hóa dịch vụ công. Song bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm, có giải pháp phù hợp.

Xây dựng chính sách hỗ trợ cán bộ

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần quan tâm sớm hoàn thiện thể chế pháp luật phù hợp với mô hình địa phương 2 cấp, có cơ chế tổ chức bộ máy đặc thù cho các tỉnh mới trong giai đoạn chuyển tiếp.

Cùng với đó sớm giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao nghỉ việc theo quy định; có chính sách đào tạo lại, hỗ trợ đi lại, ổn định nơi làm việc và sinh hoạt cho cán bộ, công chức, người lao động phải di chuyển nơi làm việc đến trụ sở mới sau sáp nhập.

Đại biểu K` Nhiễu nêu thực tế sau sắp xếp đơn vị hành chính, một số cán bộ, công chức phải di chuyển công tác xa, việc sắp xếp lại nhân sự, nhất là lực lượng triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, người dân phải đi xa hơn trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.

Việc sáp nhập xã, thôn cũng khiến một số cán bộ cơ sở sẽ phải xin nghỉ, làm thiếu hụt đội ngũ am hiểu địa bàn, có uy tín với người dân.

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ cán bộ sau khi sáp nhập, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, cần có cơ chế bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, đi lại và phụ cấp phù hợp với điều kiện đặc thù vùng miền.

Vị đại biểu này cũng đề nghị đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trước mắt kết nối vùng trung tâm hành chính với các thôn, bản sau khi sáp nhập, đồng thời nghiên cứu mô hình trạm dịch vụ công cộng hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến phù hợp với điều kiện từng địa phương.

Còn đại biểu Phạm Văn Hòa thì cho rằng điều mà nhiều cán bộ tâm tư là phải đi làm xa, thay đổi môi trường sinh hoạt của gia đình, đặc biệt cán bộ trẻ có con nhỏ. Do đó, cần quan tâm động viên đội ngũ này.

Cần quan tâm các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng

Còn đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề xuất Chính phủ, Quốc hội cân nhắc, xem xét để kịp thời có các giải pháp, có các chính sách hỗ trợ đặc thù và hướng dẫn liên quan đến việc chỉ dẫn địa lý đối với các địa danh được UNESCO công nhận, những di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, di sản phi vật thể và các sản phẩm của tỉnh đã được bảo hộ trong nước, quốc tế.

Nhiều danh xưng, tên gọi của một tỉnh không còn trên bản đồ địa lý và cũng không có đơn vị hành chính cấp thấp hơn được đặt tên gọi tỉnh cũ. Việc mất đi những danh xưng truyền thống sẽ đặt ra nguy cơ mai một, thậm chí mất đi các chỉ dẫn địa lý đã được công nhận, đặc biệt là những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, quốc tế.

“Chỉ dẫn địa lý không chỉ là tên gọi của một vùng đất mà còn được xem là giấy thông hành bảo chứng cho chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm gắn liền với điều kiện tự nhiên và kỹ năng sản xuất của người dân địa phương là tài sản vô hình quý giá, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu và xây dựng hình ảnh của quốc gia”, nữ đại biểu nhấn mạnh và dẫn ví dụ về một số chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trong nước và quốc tế, như hạt điều của Bình Phước, sâm Ngọc Linh của Kon Tum và Quảng Ngãi, dừa Bến Tre, thanh long Bình Thuận, du lịch Hội An, Quảng Nam…

“Việc giải thích nguồn gốc xuất xứ có còn thuyết phục khi địa danh gắn liền với sản phẩm quen thuộc không còn tồn tại hình thức? Nếu không sớm có các giải pháp thì đây là những tổn thất kinh tế và thương hiệu không thể đo đếm được”, đại biểu đặt vấn đề nghị kịp thời có các giải pháp phù hợp.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng cho rằng việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ là giải pháp về tổ chức hành chính mà còn là cơ hội để thiết lập lại không gian phát triển, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nguồn nhân lực và phát triển hài hòa giữa các vùng, miền.

Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ và các địa phương sớm xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tương ứng với đơn vị hành chính mới, có cơ chế thu hút đầu tư, đặc biệt là phát triển hạ tầng liên kết vùng và chuyển đổi số.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

“Chính quyền địa phương 3 cấp đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử”
“Chính quyền địa phương 3 cấp đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử”

VOV.VN - Sau khi được Quốc hội thông qua sáng 12/6, Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 ngay lập tức có hiệu lực thi hành. Chiều cùng ngày, Chính phủ cũng sẽ công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền cho địa phương.

“Chính quyền địa phương 3 cấp đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử”

“Chính quyền địa phương 3 cấp đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử”

VOV.VN - Sau khi được Quốc hội thông qua sáng 12/6, Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 ngay lập tức có hiệu lực thi hành. Chiều cùng ngày, Chính phủ cũng sẽ công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền cho địa phương.

Bố trí nhân sự phù hợp, xử lý tài sản dôi dư bảo đảm “6 rõ”
Bố trí nhân sự phù hợp, xử lý tài sản dôi dư bảo đảm “6 rõ”

VOV.VN - Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương ban hành chương trình, kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó khẩn trương hoàn thành việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Bố trí nhân sự phù hợp, xử lý tài sản dôi dư bảo đảm “6 rõ”

Bố trí nhân sự phù hợp, xử lý tài sản dôi dư bảo đảm “6 rõ”

VOV.VN - Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương ban hành chương trình, kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó khẩn trương hoàn thành việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

TP.HCM bắt đầu "chạy thử" chính quyền 2 cấp, sẵn sàng cho bộ máy mới
TP.HCM bắt đầu "chạy thử" chính quyền 2 cấp, sẵn sàng cho bộ máy mới

VOV.VN - Sáng 12/6, TP.HCM đã đồng loạt vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 102 phường, xã dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được.

TP.HCM bắt đầu "chạy thử" chính quyền 2 cấp, sẵn sàng cho bộ máy mới

TP.HCM bắt đầu "chạy thử" chính quyền 2 cấp, sẵn sàng cho bộ máy mới

VOV.VN - Sáng 12/6, TP.HCM đã đồng loạt vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 102 phường, xã dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao