111111

Cuộc truy kích trên Đường số 7 trong chiến dịch Tây Nguyên

VOV.VN - Cách đây 50 năm, cuộc truy kích trên Đường số 7 của quân giải phóng đã đập tan kế hoạch rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên về cố thủ đồng bằng duyên hải Trung Bộ của quân đội VNCH.

Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, ngày 14/3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên - Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH từ Sài Gòn ra Cam Ranh họp với Thiếu tướng Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu II VNCH. Tại cuộc họp này, Thiệu đã quyết định “rút lui chiến lược” khỏi Tây Nguyên để đưa quân về cố thủ đồng bằng duyên hải Trung bộ.

Bộ tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu II quân đội VNCH chọn phương án rút lui theo Đường số 7 – con đường xấu, từ lâu không được sử dung, nhưng tạo được yếu tố bất ngờ. Lực lượng quân địa phương không được thông báo về cuộc triệt thoái để tiếp tục chống cự quân giải phóng, hòng giúp cho lực lượng chủ lực quân đội VNCH âm thầm rút lui.

Chiều 15/3, Quân đoàn II quân đội VNCH bắt đầu rút lui. Tuy nhiên, cuộc triệt thoái của địch trên Đường số 7 nhanh chóng trở nên hỗn loạn trong bối cảnh Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã lên máy bay di tản trước về Nha Trang.

Tối 16/3, quân giải phóng triển khai lực lượng truy kích. Cán bộ, chiến sĩ của ta nhanh chóng hành quân gần 100km từ phía bắc thị xã Buôn Ma Thuột đến thị xã Cheo Reo để đón đánh địch.

Từ ngày 17/3 đến 24/3, Sư đoàn 320 phối hợp với các đơn vị bạn đã chặn đánh, tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng quân đội VNCH rút lui trên đường số 7. Quân giải phóng loại khỏi vòng chiến đấu 6 liên đoàn biệt động quân, 4 thiết đoàn, 1 liên đoàn công binh, 20 tiểu đoàn bảo an, cảnh sát dã chiến; bắt giữ 8000 tù binh; phá huỷ 1.400 xe các loại.

Cùng với cuộc truy kích trên Đường số 7, quân ta đã tiến công giải phóng thị xã Kon Tum (16/3), thị xã Pleiku (17/3), thị xã Gia Nghĩa (23/3)… Tới ngày 25/3, toàn bộ Tây Nguyên đã hoàn toàn giải phóng.

Với chiến thắng trên đường số 7, quân ta phá vỡ ý định co cụm về đồng bằng cố thủ của địch. Cuộc truy kích này góp phần quan trọng vào việc quân ta “xoá sổ” Quân đoàn II và Quân khu II của quân đội VNCH sau chiến dịch Tây Nguyên.

Ngoài ra, chiến thắng trên Đường số 7 cũng tạo điều kiện thuận lợi để quân ta tiến công xuống vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ trong thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4/1975.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Gặp lại người biến “Việt cộng” thành “Việt kiều” cách đây 50 năm
Gặp lại người biến “Việt cộng” thành “Việt kiều” cách đây 50 năm

VOV.VN - Hơn 50 năm trôi qua, câu chuyện làm giấy tờ giả cho các cán bộ, chiến sỹ cách mạng để ra vào nội đô Sài Gòn, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, góp phần giành độc lập, vẫn còn nguyên giá trị. Người làm việc đó là ông Lâm Quốc Dũng - biệt danh “Dũng râu”, người hô biến Việt cộng thành Việt kiều.

Gặp lại người biến “Việt cộng” thành “Việt kiều” cách đây 50 năm

Gặp lại người biến “Việt cộng” thành “Việt kiều” cách đây 50 năm

VOV.VN - Hơn 50 năm trôi qua, câu chuyện làm giấy tờ giả cho các cán bộ, chiến sỹ cách mạng để ra vào nội đô Sài Gòn, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, góp phần giành độc lập, vẫn còn nguyên giá trị. Người làm việc đó là ông Lâm Quốc Dũng - biệt danh “Dũng râu”, người hô biến Việt cộng thành Việt kiều.

Lật lại những trang báo Xuân lịch sử 50 năm trước
Lật lại những trang báo Xuân lịch sử 50 năm trước

VOV.VN - Từ số báo Tết Ất Mão đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, dòng chảy thông tin trên những trang báo chính thống Việt Nam đã liên tục biến hoá khi bánh xe lịch sử dịch chuyển với tốc độ phi thường.

Lật lại những trang báo Xuân lịch sử 50 năm trước

Lật lại những trang báo Xuân lịch sử 50 năm trước

VOV.VN - Từ số báo Tết Ất Mão đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, dòng chảy thông tin trên những trang báo chính thống Việt Nam đã liên tục biến hoá khi bánh xe lịch sử dịch chuyển với tốc độ phi thường.

50 năm chiến thắng Phước Long: Bàn đạp cho cuộc tiến công giải phóng miền Nam
50 năm chiến thắng Phước Long: Bàn đạp cho cuộc tiến công giải phóng miền Nam

VOV.VN - Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là lần đầu tiên, quân và dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong việc giải phóng một tỉnh ở miền Nam (tỉnh Phước Long, nay thuộc tỉnh Bình Phước).

50 năm chiến thắng Phước Long: Bàn đạp cho cuộc tiến công giải phóng miền Nam

50 năm chiến thắng Phước Long: Bàn đạp cho cuộc tiến công giải phóng miền Nam

VOV.VN - Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là lần đầu tiên, quân và dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong việc giải phóng một tỉnh ở miền Nam (tỉnh Phước Long, nay thuộc tỉnh Bình Phước).

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao