111111

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8/2013

VOV.VN - Trong 2 ngày 27 và 28/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Chính phủ tập trung đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng qua, đồng thời thống nhất các biện pháp chỉ đạo nhất quán điều hành nền kinh tế trong những tháng tiếp theo trên tinh thần kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nhất trí với đánh giá: Từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành đã nghiêm túc triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đúng hướng.

Nổi rõ là kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát tiếp tục được kiềm chế; mặt bằng lãi suất huy động giảm 2-3,5% và lãi suất cho vay giảm 3-4% so với đầu năm.

Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì tương đối ổn định còn chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng cũng tăng 5,3%; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch với gần 85 tỷ USD trong 8 tháng qua, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ tiền tệ, tài khóa, thị trường giá cả để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Ảnh: Chinhphu.vn)

Khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cũng từng bước được tháo gỡ và số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đang trên đà tăng dần theo từng tháng.

Các chính sách về an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Các thành viên Chính phủ cũng phân tích rõ những khó khăn, thách thức nổi lên, nhất là lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; dư nợ tín dụng tăng chậm; tiến độ thu ngân sách nhà nước đạt thấp so với kế hoạch; tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.

Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục dành ưu tiên thực hiện mục tiêu kép là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đi đôi với việc thúc đẩy đà phục hồi nền kinh tế, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; nhân rộng các mô hình sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao gắn với chuỗi giá trị kết nối từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động đầu tư công; chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản….

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với đánh giá của các thành viên Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội 8 tháng qua tiếp tục có chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực nhưng có lĩnh vực chuyển biến vẫn còn chậm, chưa vững chắc nên còn nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra trong cả năm nay.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đảm bảo an sinh xã hội.

Các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động điều chỉnh giá điện, nước, giáo dục, y tế theo lộ trình nhưng với mức độ, thời điểm hợp lý, tránh gây tác động mạnh đến lạm phát; công khai, minh bạch Quỹ bình ổn giá xăng dầu và cơ chế, yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giao Ngân hàng Nhà nước chủ động phương án điều hành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong cả năm nay và tiếp tục giữ ổn định tỷ giá; các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giữ mức bội chi ngân sách và đảm bảo cân đối thu chi ngân sách.

Để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp đã đề ra, nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công, vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA; thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình an sinh và phúc lợi xã hội, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thủ tướng cũng lưu ý các Bộ, ngành liên quan và các địa phương không chủ quan lơ là, chủ động các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra.

Nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Chính phủ là xây dựng và hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ quan tâm chỉ đạo trực tiếp công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là các thông tư, nghị định phải đảm bảo hợp hiến, hợp pháp và khả thi.

Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ địa phương nào chấp hành không nghiêm các quy định trong cấp phép khai thác khoáng sản để kiểm điểm, phê bình, xử lý theo quy định pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tích cực giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tích cực giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Việt Nam phải quyết liệt giảm lạm phát, ổn định kinh tế trước khi tính đến tốc độ tăng trưởng, phân bổ nguồn lực cho phát triển hợp lý hơn.  

Tích cực giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tích cực giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Việt Nam phải quyết liệt giảm lạm phát, ổn định kinh tế trước khi tính đến tốc độ tăng trưởng, phân bổ nguồn lực cho phát triển hợp lý hơn.  

Kinh tế vĩ mô được cải thiện trong năm 2012
Kinh tế vĩ mô được cải thiện trong năm 2012

Ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể sẽ được cải thiện trong năm 2012 nhờ chính sách thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Kinh tế vĩ mô được cải thiện trong năm 2012

Kinh tế vĩ mô được cải thiện trong năm 2012

Ngân hàng JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể sẽ được cải thiện trong năm 2012 nhờ chính sách thắt chặt đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô
Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ cho cả giai đoạn 2012-2015.

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ cho cả giai đoạn 2012-2015.

5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô
5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tham mưu, tổng hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tham mưu, tổng hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

Quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Trên tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng, Chính phủ dành trọn 2 ngày để thảo luận về kinh tế-xã hội của đất nước

Quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Trên tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng, Chính phủ dành trọn 2 ngày để thảo luận về kinh tế-xã hội của đất nước

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Theo Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII: Năm 2012 phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%; GDP tăng khoảng 6-6,5%

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Theo Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII: Năm 2012 phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%; GDP tăng khoảng 6-6,5%

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10.

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một
Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt
Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp phải hiểu rằng, muốn phát triển tốt thì kinh tế vĩ mô phải ổn định.

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp phải hiểu rằng, muốn phát triển tốt thì kinh tế vĩ mô phải ổn định.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao