111111

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: 90/99 nhiệm vụ cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã

VOV.VN - Sau khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi), Chính phủ sẽ đồng thời ban hành khoảng 25 Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều ngày 7/5, tham gia thảo luận tại tổ về Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) và Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) được xây dựng sửa đổi một cách căn bản, toàn diện với triết lý, tư duy cải cách, đổi mới thực sự, là căn cứ quan trọng để vận hành hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp cũng như toàn bộ nền công vụ của đất nước.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết việc sửa đổi, bổ sung Luật Chính quyền địa phương tập trung 4 vấn đề lớn. Đầu tiên là xác lập mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, thay thế mô hình chính quyền địa phương 3 cấp hiện hữu. Đây là vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất. Trong đó, chính quyền địa phương 2 cấp sẽ gồm cấp tỉnh (gồm tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (gồm phường, xã và đặc khu (đối với các huyện đảo).

Hiện nay, trong Hiến pháp vẫn quy định đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, do đó, tại Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi), cơ quan soạn thảo vẫn đưa vào.

"Cần liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến địa phương. Để từ đó, đặt ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể, rạch ròi đối với các đơn vị hành chính và kinh tế đặc biệt của đất nước trong tương lai; nhưng vẫn nằm trong tổng thể của chính quyền địa phương 2 cấp", Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, việc xác lập mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vừa đảm bảo tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nhưng quan trọng nhất vẫn là gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân tốt hơn, hướng tới thực hiện mục tiêu của Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân.

Theo Bộ trưởng, Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng phân định cụ thể thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng phân cấp và phân quyền triệt để hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp. Trong đó, chuyển gần như tuyệt đối nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện hành về cấp xã mới, đồng thời, sẽ tiếp tục phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn từ cấp tỉnh xuống cấp xã.

"Có thể nói, nhiệm vụ của cấp xã mới hiện nay rất nặng khi có 90/99 nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện sẽ chuyển giao cho cấp xã, 9 nhiệm vụ, quyền hạn còn lại của cấp huyện sẽ được phân cấp cho cấp tỉnh", bà Trà nói.

Mặt khác, trong từng loại hình đô thị, nông thôn, đặc khu sẽ tiếp tục được phân loại với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp năng lực của từng loại hình. Trong đó, đặc khu ngoài chức năng, nhiệm vụ của cấp xã còn bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn mang tính đặc thù của đặc khu, cùng các cơ chế, chính sách của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành riêng cho khu vực này.

Từ đó, góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời, cũng tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở đặc khu.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay có tới 170 luật trong số 186 luật chuyên ngành đang quy định chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện. Sau khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi), Chính phủ sẽ đồng thời ban hành khoảng 25 Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp.

Việc Quốc hội uỷ quyền lập pháp cho Chính phủ ban hành các Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp sẽ giải quyết tất cả các điểm nghẽn, khó khăn mà hiện nay gặp phải khi vận hành chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, sau 2 năm sẽ phải sửa đổi toàn bộ các luật có liên quan để đảm bảo việc vận hành thuận lợi, đồng bộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Luật hướng tới xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Luật hướng tới xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời

VOV.VN - Việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã thời điểm này là cần thiết, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức. Luật cũng quy định theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Luật hướng tới xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Luật hướng tới xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời

VOV.VN - Việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã thời điểm này là cần thiết, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức. Luật cũng quy định theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Tăng lương vừa qua là một nỗ lực lớn
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Tăng lương vừa qua là một nỗ lực lớn

VOV.VN - "Việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, bổ sung 10% quỹ tiền thưởng; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tăng 15% từ ngày 1/7/2024 là một nỗ lực lớn", theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Tăng lương vừa qua là một nỗ lực lớn

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Tăng lương vừa qua là một nỗ lực lớn

VOV.VN - "Việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, bổ sung 10% quỹ tiền thưởng; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tăng 15% từ ngày 1/7/2024 là một nỗ lực lớn", theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sắp xếp lại đơn vị hành chính là "việc đại sự"
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sắp xếp lại đơn vị hành chính là "việc đại sự"

VOV.VN - Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, đây là nhiệm vụ hệ trọng, việc đại sự khi tham mưu để sắp xếp lại cấp tỉnh, xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp cơ sở (cấp xã).

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sắp xếp lại đơn vị hành chính là "việc đại sự"

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sắp xếp lại đơn vị hành chính là "việc đại sự"

VOV.VN - Về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, đây là nhiệm vụ hệ trọng, việc đại sự khi tham mưu để sắp xếp lại cấp tỉnh, xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp cơ sở (cấp xã).

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao