111111

Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải trình ý kiến ĐBQH về việc chi 20 tỷ xây dựng luật mới

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, về mức khoán chi trong công tác xây dựng pháp luật, cơ quan soạn thảo sẽ rà soát, giảm mức khoán chi cho phù hợp, tránh cao hơn so với mặt bằng chung cũng như tạo sự khác biệt với các công tác khác.

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó, Chính phủ đề xuất thực hiện cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính với định mức vượt trội và khoán chi theo nhiệm vụ, hoạt động trong công tác xây dựng pháp luật.

Phụ lục dự thảo nghị quyết nêu rõ, mức khoán chi cho việc xây dựng một bộ luật mới; bộ luật thay thế bộ luật hiện hành (từ xây dựng đến thông qua) là 20 tỷ đồng; Luật mới, luật thay thế luật hiện hành là 18 tỷ đồng; Bộ luật sửa đổi, bổ sung là 10 tỷ đồng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp là 9 tỷ đồng… Trong đó, khâu xây dựng, soạn thảo, thẩm định, trình chiếm 70% mức khoán chi; còn 30% dành cho khâu thẩm tra, thông qua.

Phát biểu thảo luận về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ nhiều băn khoăn. Theo ông Hòa, những người làm trong công tác xây dựng pháp luật đã được hưởng các chế độ, chính sách thông thường, nay thêm mức khoán chi lớn như trên, cần cân nhắc kỹ.

"Tôi đồng tình theo khoản chi, tuy nhiên phải cân nhắc thật kỹ. Hiện nay chúng ta xây dựng luật, pháp lệnh chỉ thực hiện 1 quy trình, trước đây số tiền này phải làm 2 kỳ hoặc 3 kỳ nhưng bây giờ chủ yếu làm một kỳ, mà khoản chi 20 tỷ cho xây dựng 1 bộ luật mới tôi nghĩ hơi cao", ông Hòa bày tỏ.

Theo đại biểu, những luật chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều, nhưng mức khoán chi lên đến 9 tỷ đồng thì có hợp lý?

"Có khi luật Quốc hội giao chỉ có vài điều, Chính phủ chỉ ban hành nghị định cũng được hưởng mấy tỷ. Tôi cho rằng, đây là một điểm cần thiết có sự cân nhắc, làm sao chi cho đúng, cho trúng đối tượng để tránh bị so bì với những đối tượng khác", ông Hòa băn khoăn.

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) cho rằng, trên thực tế có tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật gây cản trở, là rào cản hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc xem xét, xử lý trách nhiệm việc này chưa được quan tâm thỏa đáng. Do đó, đại biểu kiến nghị thiết kế quy định và có chế tài xử lý trách nhiệm cả hành chính, cả hình sự đối với người quyết định, người tham gia xây dựng pháp luật mà gây cản trở, tạo rào cản.

"Chúng ta tăng chế độ, chính sách cho người làm công tác xây dựng pháp luật nhưng phải đi kèm với nâng cao trách nhiệm", đại biểu Nguyễn Lâm Thành nói.

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, về mức khoán chi trong công tác xây dựng pháp luật, cơ quan soạn thảo sẽ rà soát, giảm mức khoán chi cho phù hợp, tránh cao hơn so với mặt bằng chung cũng như tạo sự khác biệt với các công tác khác.

Vấn đề các đại biểu băn khoăn về việc "cá nhân được hưởng hỗ trợ tháng thì có được hưởng thù lao phê khoán chi tham gia các hoạt động xây dựng pháp luật hay không", Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết đây là 2 cơ chế hoàn toàn tách bạch, không có sự chồng lấn.

Điều này để bảo đảm cá nhân có sự đãi ngộ xứng đáng, yên tâm tập trung gắn bó công việc và giữ chân cán bộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

ĐBQH đề xuất DN vi phạm nghiêm trọng mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam
ĐBQH đề xuất DN vi phạm nghiêm trọng mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam

VOV.VN - ĐBQH Hà Sỹ Đồng cho rằng việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn. Cho nên, chỉ trường hợp thật cần thiết mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.

ĐBQH đề xuất DN vi phạm nghiêm trọng mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam

ĐBQH đề xuất DN vi phạm nghiêm trọng mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam

VOV.VN - ĐBQH Hà Sỹ Đồng cho rằng việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn. Cho nên, chỉ trường hợp thật cần thiết mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Thực phẩm bẩn tràn lan nhưng đối tượng vi phạm "núp" rất kỹ
Bà Phạm Khánh Phong Lan: Thực phẩm bẩn tràn lan nhưng đối tượng vi phạm "núp" rất kỹ

VOV.VN - Kinh tế tư nhân, những người làm ăn chân chính chưa phát triển là vì còn phải cạnh tranh với hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì các đối tượng vi phạm thường núp rất kỹ, rất sâu, rất khó phát hiện…

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Thực phẩm bẩn tràn lan nhưng đối tượng vi phạm "núp" rất kỹ

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Thực phẩm bẩn tràn lan nhưng đối tượng vi phạm "núp" rất kỹ

VOV.VN - Kinh tế tư nhân, những người làm ăn chân chính chưa phát triển là vì còn phải cạnh tranh với hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì các đối tượng vi phạm thường núp rất kỹ, rất sâu, rất khó phát hiện…

Quốc hội sẽ chất vấn 2 bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 9
Quốc hội sẽ chất vấn 2 bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 9

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9. Các vị đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn 2 trong số 3 nhóm vấn đề chất vấn và tương ứng là người trả lời chất vấn.

Quốc hội sẽ chất vấn 2 bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ chất vấn 2 bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 9

VOV.VN - Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9. Các vị đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn 2 trong số 3 nhóm vấn đề chất vấn và tương ứng là người trả lời chất vấn.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao