111111

Blog Xíu: Bàn tiếp về bổ nhiệm cán bộ

(VOV) - Uy tín của người “đứng mũi chịu sào” quyết định nhiều vấn đề sống còn.

Trong một bài báo trên VOV Online, nhà thơ Trần Đăng Khoa ngậm ngùi thốt lên câu hỏi: Trượt đại học sao phải tự tử, bởi đại học đâu phải con đường duy nhất (?!)

Vẫn biết vậy nhưng thực tế cho thấy với cái kiểu chuộng bằng cấp như hiện nay thì các sĩ tử vẫn phải hò nhau mà vào đại học bằng được. Nhiều người có năng lực nhưng vì những lý do khác nhau mà không có được tấm bằng đại học đành rớt lại phía sau. Trong khi chúng ta phải thừa nhận có nhiều người trình độ không xứng với tấm bằng có trong tay lại ung dung đàng hoàng chiếm những suất biên chế ngon lành. Và từ đó dẫn đến nhiều chuyện bi hài về các kiểu ngồi nhầm chỗ. Ngành Giáo dục trọng thành tích, chạy theo số lượng. Việc tuyển dụng, tuyển chọn người tài cũng có vấn đề. Từ chuyện “đầu vào” đại học, đến “đầu ra” khi tuyển dụng, và cao hơn là việc bổ nhiệm, đã cho thấy một “quy luật cuộc sống”: bằng cấp, danh hiệu, mối quan hệ...nhiều lúc đã phủ mờ thực tài.

Uy tín của người “đứng mũi chịu sào” quyết định nhiều vấn đề sống còn (Ảnh minh hoạ)

Gần đây, khi ông Dương Chí Dũng bị bắt, dư luận “nóng” trở lại với việc bổ nhiệm người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh kém cỏi của Vinalines, đột ngột sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Việc bổ nhiệm này đã rõ ràng là nóng vội, chưa sâu sát, chưa cân nhắc thận trọng.

Nhìn lại công tác cán bộ, khâu bổ nhiệm từ nhỏ đến lớn đều có những chuyện mà công luận không tâm phục.

Nhớ lại thời điểm cách đây chưa đầy chục năm. Lúc bấy giờ, dư luận xôn xao về việc bổ nhiệm quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Lúc đó, một số cơ quan báo chí đã đăng tải nhiều ý kiến của các cán bộ Trung ương, cán bộ ngành du lịch, cũng như của bạn đọc phản ứng về việc bổ nhiệm một cán bộ đã từng vi phạm nhận hối lộ.

Tân Tổng cục trưởng là một người có tiếng trong làng du lịch, cả những tì vết và những thành tích đáng kể khi đứng đầu một doanh nghiệp lớn là Vietravel. Công ty này thời điểm đó mới được nhận Huân chương Lao Động; bản thân vị Tổng Giám đốc này cũng được nhận Huân chương cao quý. Vietravel nhiều năm liền đứng vào danh sách những doanh nghiệp du lịch mạnh. Tuy nhiên, có một điều gây ngạc nhiên cho dư luận nhưng chắc là không gây bất ngờ với những người trong nghề, đó là việc mặc dù nhận được không biết bao nhiêu danh hiệu… nhưng lúc đó, Vietravel chỉ đạt lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, quá kém so với các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn như Bến Thành Tourist (15 tỷ), Fiditourist (8 tỷ)…

Từ những con số so sánh này, dư luận đặt một dấu hỏi lớn: “Vậy đâu là hiệu quả đích thực của Vietravel, cũng như đâu là chuẩn mực trong công tác thi đua khen thưởng và suy rộng hơn là việc đánh giá chất lượng dịch vụ, hạng sao… trong ngành du lịch-một ngành rất cần những thương hiệu bền vững?”...

Đánh giá một con người, chúng ta nên nhìn nhận sự vận động của cả một quá trình, xem xét công-tội rõ ràng. Tuy nhiên, khi lựa chọn cho vị trí đứng đầu một ngành, một đơn vị... thì không thể đơn giản chỉ nhìn nhận những kết quả từ doanh nghiệp, mà cần có cái nhìn toàn diện, “nâng lên đặt xuống” kỹ càng. Đó là với trường hợp ngành du lịch năm xưa. Còn với Cục Hàng hải, rõ ràng việc luân chuyển bổ nhiệm đó không thể dừng lại ở kết luận là “đúng quy trình thủ tục”. Một người đứng đầu một doanh nghiệp đang đổ vỡ làm ăn, đổ vỡ nội bộ lại được “hạ cánh” sang một “con tàu” mới thì thật là lạ...

Uy tín của người “đứng mũi chịu sào” quyết định nhiều vấn đề sống còn. Thứ nữa, sự chuyển động của xã hội sẽ ra sao nếu những cương vị bổ nhiệm không được cấp dưới và dư luận tâm phục khẩu phục.

Nhiều khi, nhìn chỗ nọ chỗ kia thấy việc bổ nhiệm cán bộ hay rộng hơn là việc dùng người vẫn còn nhiều âu lo. Nhiều người đang được ngồi vào cái ghế quá nóng và quá khổ. Trong khi những người thực tài, những mô hình hay trong thực tiễn thì thường phải chịu mãi cái phận thử thách và thực nghiệm./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao