111111

Tình đất, tình người ở vùng quê cách mạng

VOV.VN - Xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo là một trong những địa phương có truyền thống cách mạng kiên cường của tỉnh Tiền Giang.

Trong 2 cuộc kháng chiến, cán bộ và nhân dân đã đoàn kết, chung lòng không sợ hy sinh, gian khổ đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm để giành lại từng ngọn cây, tấc đất. Khi đất nước sạch bóng quân thù, Đảng bộ và người dân xã Thanh Bình đã tích cực thi đua lao động sản xuất, đẩy lùi đói nghèo lạc hậu, vươn lên cùng với sự phát triển chung của đất nước.

Dù đã 8h sáng nhưng chợ Thanh Bình vẫn đông ken người mua bán. Người dân địa phương đi chợ này rất phấn khởi vì hàng hóa phong phú, đủ đầy, khỏi phải đi đến các chợ huyện, chợ thành phố như trước đây.

Cuộc sống sung túc của người dân xã Thanh Bình rõ nét từ năm 2015, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương. Đó là việc chuyển hàng trăm ha đất lúa, cây màu không hiệu quả sang trồng chuyên canh cây thanh long cho năng suất cao. Toàn xã hiện có 675 ha vườn cây thanh long, đây là mô hình sản xuất chính của người dân địa phương cho năng suất 25 tấn/ha và đạt sản lượng trên 50.600 tấn/năm. Trong một thời gian dài, do xuất khẩu mạnh, có giá cao, có thời điểm giá trái thanh long đến hơn 30.000 đồng/kg nên số nông dân trở nên khá, giàu càng nhiều. Ông Lê Văn Trí, người dân ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình cho biết, nhờ gắn bó với cây thanh long nên đời sống người dân địa phương đã vươn lên, không còn cảnh nghèo khó. 

"Cuộc sống bây giờ phải khá hơn hồi mới hòa bình vì chiến tranh. Khu này “bên tối, bên sáng” nên lúc đó sống khổ lắm. Bây giờ nghèo đói không có, có dư giả chút ít, thấy hạnh phúc. Cây thanh long từ 10 năm trở lên có người nói vui rằng, trồng cây thanh long muốn nghèo thì cũng nghèo không được”- ông Trí nói.

Ngoài mô hình trồng cây thanh long, nông dân Thanh Bình còn nuôi đàn bò gần 2.900 con, hơn 300.000 con gia cầm, thủy cầm và trồng hàng trăm ha hoa màu chuyên canh.

Trong chiến tranh, xã Thanh Bình là khu vực trung chuyển của hành lang chiến lược từ vùng căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười đến huyện Chợ Gạo và Gò Công, giữa 2 tỉnh Mỹ Tho và Long An. Thanh Bình còn là địa bàn án ngữ phía Đông của TP. Mỹ Tho. Do vị trí khá quan trọng và là tâm điểm của các cuộc càn quét, nhân dân xã Thanh Bình quyết bám trụ "một tấc không đi, một ly không rời", nuôi giấu, đùm bọc lực lượng cách mạng. Từ đó, quân và dân địa phương đã bẻ gãy nhiều trận càn quét của địch, ghi lại nhiều chiến thắng lịch sử. Chiến thắng ở Ruộng Gò, chiến thắng Bảy Dũng sĩ xóm Ao... như là những mốc son chói lọi của địa phương. Hiện nay, toàn xã có khoảng 2.700 hộ dân sinh sống; trong đó có 450 hộ gia đình chính sách; 2/73 mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống.

Sau khi chiến tranh kết thúc, thực hiện chủ trương của Đảng- Nhà nước, cán bộ và nhân dân địa phương ra sức thi đua lao động sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Đến nay, toàn xã đã có đến 65% hộ giàu, còn lại là hộ có mức sống khá và từ năm 2021 xã không còn hộ nghèo. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng/năm. Đặc biệt 100% hộ gia đình chính sách đều có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân ở khu dân cư; 80% hộ dân xây được nhà bằng bê tông kiên cố... Ông Nguyễn Văn Sơn, thương binh 1/4 tại ấp  Bình Long, xã Thanh Bình nhờ sự nỗ lực của bản thân, gia đình và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể địa phương nay đã có cuộc sống khá giả. 

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã Thanh Bình còn tích cực xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Ngoài nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng/năm để xây, sửa đường giao thông nông thôn. Đến nay xã đã bê tông hóa, nhựa hóa 100% tuyến đường giao thông liên xã, liên ấp với chiều dài 43 km. Hiện tại, xe ô tô lưu thông đến tất cả các ấp, cầu bê tông kiên cố đã thay cầu khỉ tạm bợ. Công tác giáo dục- y tế được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư và từng bước nâng chất. Trên địa bàn xã hiện có 3 trường mẫu giáo, tiểu học và trung học đạt chuẩn cấp Quốc gia. Trạm y tế xã cũng đạt chuẩn Quốc gia với đầy đủ các y bác sĩ và các thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ, đảng viên của xã đã thể hiện tinh thần, đoàn kết nhất trí từ chủ trương đến hành động, làm gương cho quần chúng noi theo. Đến nay, Đảng bộ xã có  213 đảng viên đang sinh hoạt ở 12 chi bộ. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt danh hiệu “Trong sạch- vững mạnh”.

Đi đầu trong các phong trào, hành động cách mạng tại địa phương là tấm gương hết mình vì xã hội của Trung tướng Nguyễn Việt Thành (tức ông Tư Bốn) nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Nhân dân- Bộ Công an. Sau khi nghỉ hưu về sinh sống tại địa phương, ông đã tích cực với các công tác xây dựng hệ thống chính trị, chăm lo đời sống người dân, gia đình chính sách. Nổi bật như mỗi năm ông đều vận động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm được khoảng 3 tỷ đồng để tặng quà cho hộ chính sách, người nghèo; xây nhà tình thương, xây cầu đường, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ, nhà tình nghĩa, nhà văn hóa ấp...

Năm 2015, xã Thanh Bình là một trong 2 xã đầu tiên của huyện Chợ Gạo được UBND tỉnh công nhân xã Nông thôn mới và đang quyết tâm xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.

"Đảng ủy- UBND xã Thanh Bình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của xã nhà, chú trọng nhất về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phải nói là hết sức phấn đấu. Đến giờ này nữa, xã tiếp tục nâng cao 19 tiêu chí để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Định hướng phát triển kinh tế thì phát động nhân dân sản xuất theo mô hình Viet Gap- mô hình sạch để tìm hướng xuất khẩu”- ông Lê Anh Thủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết.

Tinh thần đoàn kết, gắn bó đối với người dân xã Thanh Bình đã được khơi dậy qua các phong trào tương thân, tương ái; người khá giúp đỡ người khó khăn. Mỗi năm địa phương vận động nguồn khi phí xây dựng được hơn 5 căn nhà tình thương. Riêng mỗi đoàn thể xã hàng năm đều vận động được trên 100 triệu đồng để giúp cho đoàn viên, hội viên gặp khó khăn. Đến nay, địa phương này đã xóa nhà dột nát, hoàn thành việc xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Từ cuối năm 2018, tại ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình còn đưa vào hoạt động Nhà dưỡng lão tình thương do Giáo phận Mỹ Tho đầu tư xây dựng. Nơi đây đã là mái nhà chung cho các cụ cao tuổi đơn thân.  

Là vùng quê có truyền thống cách mạng hào hùng trong kháng chiến, năm 1976, Thanh Bình được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy tinh thần đó, nên công tác giáo dục truyền thống yêu nước đối với thệ hệ trẻ rất được Đảng ủy, chính quyền đoàn thể địa phương quân tâm, chú trọng. Nghĩa trang liệt sỹ và các di tích lịch sử trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng khang trang. Các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức để tuổi trẻ các thế hệ tiếp tục giữ lửa, nêu cao tinh thần yêu nước.

"Hội Cựu chiến binh giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mỗi năm 3 lần, chủ yếu vào các ngày lễ lớn như ngày giải phóng miền Nam 30/4, 19/5, 22/12. Địa điểm ở các trường học có mời thầy cô giáo, các cháu học sinh, đoàn thanh niên. Phối hợp giữa cựu chiến binh, quân sự, đoàn thanh niên ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc. Nói chung đối tượng tiếp thu có sự chuyển biến, có phấn khởi. Các em, các cháu rất phấn khởi, rất tự hào về dân tộc mình mà đặc biệt là truyền thống xã Thanh Bình”- ông Trần Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thanh Bình cho biết.

Về  Thanh Bình trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử này, mọi người đều chứng kiến miền quê cách mạng này đã đổi thay rõ rệt. Thanh Bình đã thay áo mới. Hào khí sôi nổi của ngày 30/4 toàn thắng năm xưa lại tràn về với mọi nhà, mọi người, để giúp quê hương Thanh Bình cũng như cả nước có được cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc như hôm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sắc mới trên quê hương cách mạng Mường Chanh
Sắc mới trên quê hương cách mạng Mường Chanh

VOV.VN - Xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn là nơi có phong trào hoạt động cách mạng đầu tiên ở tỉnh Sơn La.

Sắc mới trên quê hương cách mạng Mường Chanh

Sắc mới trên quê hương cách mạng Mường Chanh

VOV.VN - Xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn là nơi có phong trào hoạt động cách mạng đầu tiên ở tỉnh Sơn La.

Đổi thay ở vùng quê cách mạng Tân Xuân, Bến Tre
Đổi thay ở vùng quê cách mạng Tân Xuân, Bến Tre

VOV.VN - Một vùng quê vốn nghèo khó, đến nay đã vươn lên hòa với niềm vui chung của quê hương Đồng khởi anh hùng.

Đổi thay ở vùng quê cách mạng Tân Xuân, Bến Tre

Đổi thay ở vùng quê cách mạng Tân Xuân, Bến Tre

VOV.VN - Một vùng quê vốn nghèo khó, đến nay đã vươn lên hòa với niềm vui chung của quê hương Đồng khởi anh hùng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao