111111

Chuyện ở xóm lò than

VOV.VN -Những viên than củi đen thui, ẩn chứa trong nó biết bao phận người chìm nổi ở xóm lò than.

Làng “cùi” đốt than

Con đường nhỏ vào ấp 5, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cũng yên bình như bao con đường làng quê khác ở Nam bộ. Một người khách lạ nếu không biết trước sẽ chẳng thể nghĩ rằng xưa kia nơi đây từng là một vùng đất bị cô lập, xa lánh, người đời ghê sợ. Chỉ khi nhìn thấy bảng chỉ dẫn bằng bê tông đã cũ ở đầu đường với dòng chữ “Trại phong Bình Minh”, người ta mới biết mình đang ở làng của “người cùi”.

Những lò đắp bằng đất lúp xúp như cái bát úp khổng lồ, phía trên che bằng mái lá dừa, phía dưới đào sâu xuống lòng đất để chất củi, trên mặt đất la liệt các loại củi, khô có, tươi có…; dễ nhận thấy nhất là màu đen nhánh của than củi có mặt ở khắp nơi: trong lò, ngoài lò, trong vườn, ngoài sân, những đống củi xếp lớp, những bao tải chứa củi chờ chất lên xe tỏa đi khắp nơi, kể cả dưới chân cũng là những lớp bụi than, bùn than đen nhẻm, không cẩn thận là chân tay nhem nhuốc. Vậy là người ta biết mình đã đến xóm lò than.

Ông Lê Chí Thịnh với công việc đốt than hàng ngày

Lò than được đắp bằng gạch, trét thêm hỗn hợp cát và bùn non để bịt kín, không cho lửa, khói thoát ra ngoài. Lò có hình vòm với 1/3 nổi ở trên, 2/3 nằm âm dưới lòng đất với đủ kích thước, ít thì chứa được vài tấn, nhiều thì hàng chục tấn than thành phẩm. Theo những người làm nghề đốt lò than ở ấp 5, xã Tân Hiệp, không rõ ai là người nghĩ ra thiết kế của lò, chỉ biết rằng cách đây vài chục năm khi những người trong trại phong làm công việc chặt củi, đốt than để kiếm sống, thì những cái lò cũng đã có từ thời đó và đến giờ vẫn không có nhiều khác biệt.

Lúi húi bốc củi lên xe đẩy, rồi xếp củi xuống lò, ông Lê Chí Thịnh (48 tuổi) cần mẫn làm công việc của mình trong cái nắng rát giữa trưa. Ông Thịnh thuộc thế hệ thứ 2 của xóm lò than vẫn gắn bó với nghề. Cao điểm, có ngày ông bốc, xếp hàng chục tấn củi đầy các lò, đến khi củi “chín” lại chui xuống lò đưa than ra ngoài. Nhiệt độ trong lò khi ra than lên đến 60, 70 độ C, chỉ có những người quen làm việc với sức nóng như vậy mới chịu nổi. “Nghề này cực lắm! Lúc bốc xếp, xuống củi thì nặng nhọc, lúc ra than thì nóng hừng hực, đúng là “nóng như cái lò”. Chắc cũng vì vậy mà người tôi lúc nào cũng ốm nhách, đen nhẻm vì suốt ngày chỉ tiếp xúc với lửa, với than” - ông Thịnh cười vui vẻ.

Nhưng nghề nào chẳng phải dụng công! Những cục than đen nhẻm nhìn tầm thường là vậy, nhưng để có được mẻ than chất lượng là cả một quá trình kỹ càng, chặt chẽ. Ngoài lò đắp phải đạt, thì người “thợ lửa” cũng phải có tay nghề. Khi “chụm lửa” lò than, người thợ không được để lửa cháy bùng lên như lò gạch, lò gốm, mà phải “điều” ngọn lửa từ cửa đốt lên nóc lò, rồi “ép” sức nóng xuống lớp củi phía dưới để củi không cháy mà khô dần rồi thành than đều khắp từ trong lõi ra ngoài, nhiệt độ duy trì khoảng 700 độ C. Còn mặt lò, cửa lò thì phải kín để gió không tràn vào, nhưng có “lỗ thở” để khói bên trong thoát ra. “Thợ lửa” Nguyễn Văn Ngã cho hay: “Cứ mỗi hai tiếng lại phải thăm lò, thêm củi, liên tục như vậy gần ba chục ngày củi mới chín, chín rồi lại phải đợi thêm cả chục ngày nữa cho than nguội mới ra lò được. Để biết than đã chín hay chưa, ngoài việc căn thời gian, “thợ lửa” có kinh nghiệm chỉ cần ngửi “mùi thơm” của lò là biết”.

“Đốt” để “sống”

Những ngón tay, ngón chân thiếu đốt là dấu tích còn sót lại của căn bệnh phong từng mắc phải, ông Chèn Xứng, chủ một lò than ở ấp 5, xã Tân Hiệp kể, đa số những người làm nghề đốt than đều là người từ Trại phong Bình Minh. Mấy chục năm trước, khi bệnh phong còn là nỗi khiếp đảm của tất cả mọi người, thì những người mang trên mình căn bệnh quái ác này được chuyển về sinh sống trong trại phong. Thời đó ở đây dân cư thưa thớt, vẫn còn nhiều rừng rú, những người bị phong dắt díu nhau vào rừng đốn cây, chặt củi, rồi đốt than đem bán.

“Lúc đó ai cũng ghê sợ người “cùi”. Chúng tôi cũng trồng rau, nuôi gà rồi mang ra chợ nhưng không ai dám mua hàng của người “cùi”, nhìn thấy chúng tôi là họ xa lánh, nói gì buôn với bán, có bán được thì cũng bị ép giá rẻ mạt. Duy chỉ có than củi là được chấp nhận, vì người ta nghĩ rằng than đã đốt qua lửa nóng như thế, dài ngày như thế thì vi trùng hay mầm bệnh nào mà sống nổi”, ông Xứng bùi ngùi nhớ lại.

Cũng như ông Xứng, người lớn tuổi ở làng phong ai cũng ngậm ngùi mỗi khi kể lại câu chuyện năm xưa: cả làng bị người đời xa lánh, người làng chỉ lủi thủi, quanh quẩn sống với nhau, tự cung tự cấp, chờ đợi sự giúp đỡ của mạnh thường quân. Nhưng may mắn là còn nghề làm lò than để kết nối với cuộc sống bên ngoài, thế rồi đốt than trở thành cái “nghiệp” của người làng phong từ lúc nào không hay.

Nghề đốt lò than ở Tân Hiệp tới nay cũng ngoài bốn chục năm¸ sau từng ấy thời gian, hơn 200 lò than ở ấp 5 đã là nguồn sống của nhiều thế hệ gia đình những người phong ở Trại phong Bình Minh. Giờ đây, khi ý thức xã hội thay đổi, bệnh phong đã không còn là nỗi ghê sợ, người mang bệnh phong cũng không còn bị xa lánh, thì nghề đốt lò than vẫn là nguồn sống của nhiều con người nơi đây, thậm chí cả những người bình thường cũng tìm đến đây kiếm sống sinh nhai. Hiện nghề đốt lò than vẫn đang giúp cho hàng trăm lao động tại chỗ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định nuôi sống gia đình, cho con cái ăn học, không ít trong số đó còn có cuộc sống khá giả.

Những thế hệ thứ 2, thứ 3 của cư dân làng phong Bình Minh cứ thế sinh ra và lớn lên, lành lặn. Dấu tích của làng phong đã bị xóa nhòa, dù đâu đó vẫn còn sự mặc cảm, tự ti khi nhiều người vẫn nhận mình là “con cháu người cùi”. Nhưng đó chỉ là số ít vì bây giờ đa số con trẻ, rồi thanh niên trong làng cứ thế lớn lên, được đi học, rồi đi làm, hòa mình vào dòng chảy của xã hội, cũng có người ở lại “nối nghiệp” đốt lò than. Hơn ai hết họ hiểu rằng, dù là ai thì nếu biết chắt chiu sức lao động, biết đứng trên đôi chân của chính mình sẽ không còn chỗ cho sự mặc cảm. Minh chứng sống là cha ông họ - những người cùi từng bị xa lánh -  vẫn còn, những lò than vẫn nóng, vẫn “đốt” để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình dù chỉ bằng những đôi tay không lành lặn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ảnh: “Chốn ngủ” của những lao động nghèo dưới gầm cầu Long Biên
Ảnh: “Chốn ngủ” của những lao động nghèo dưới gầm cầu Long Biên

VOV.VN - Sáng ra, khi mọi hoạt động phố phường trở lại bình thường thì họ lại chui về chỗ trọ ở dưới gầm cầu Long Biên, Hà Nội để ngủ...

Ảnh: “Chốn ngủ” của những lao động nghèo dưới gầm cầu Long Biên

Ảnh: “Chốn ngủ” của những lao động nghèo dưới gầm cầu Long Biên

VOV.VN - Sáng ra, khi mọi hoạt động phố phường trở lại bình thường thì họ lại chui về chỗ trọ ở dưới gầm cầu Long Biên, Hà Nội để ngủ...

Bắc Giang: Sập hầm than làm một công nhân tử vong
Bắc Giang: Sập hầm than làm một công nhân tử vong

VOV.VN -Nạn nhân là Trương Văn Mạnh, sinh năm 1971, trú tại thôn Văn Non, xã Lục Sơn (huyện Lục Nam, Bắc Giang).

Bắc Giang: Sập hầm than làm một công nhân tử vong

Bắc Giang: Sập hầm than làm một công nhân tử vong

VOV.VN -Nạn nhân là Trương Văn Mạnh, sinh năm 1971, trú tại thôn Văn Non, xã Lục Sơn (huyện Lục Nam, Bắc Giang).

Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp

VOV.VN -Mặc dù có nhiều ưu việt nhưng hiện nay, tỷ lệ người tham gia BHTN ở TP HCM còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số trên địa bàn. 

Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp

VOV.VN -Mặc dù có nhiều ưu việt nhưng hiện nay, tỷ lệ người tham gia BHTN ở TP HCM còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số trên địa bàn. 

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018-2021 sẽ được hỗ trợ thêm tiền?
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018-2021 sẽ được hỗ trợ thêm tiền?

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến Dự thảo về Nghị định điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ 2018-2021.

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018-2021 sẽ được hỗ trợ thêm tiền?

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018-2021 sẽ được hỗ trợ thêm tiền?

VOV.VN -Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến Dự thảo về Nghị định điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ 2018-2021.

Người lao động có thể làm thêm 400 giờ một năm?
Người lao động có thể làm thêm 400 giờ một năm?

VOV.VN -Nếu người lao động đồng ý thì người sử dụng huy động người lao động làm thêm giờ, nhưng một ngày không quá 4 giờ và một năm có thể không quá 400 giờ.

Người lao động có thể làm thêm 400 giờ một năm?

Người lao động có thể làm thêm 400 giờ một năm?

VOV.VN -Nếu người lao động đồng ý thì người sử dụng huy động người lao động làm thêm giờ, nhưng một ngày không quá 4 giờ và một năm có thể không quá 400 giờ.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao