111111
Hội nghị về biến đổi khí hậu

Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và phát triển

Ngay sau khi nội dung bản dự thảo của Đan Mạch, (nước chủ nhà Hội nghị của LHQ  bàn về vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra tại thủ đô Copenhaghen), được báo chí tiết lộ, các nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Các nước đang phát triển cho rằng, dự thảo đề xuất của Đan Mạch quá ưu ái các nước phát triển, trong khi lại xem nhẹ lợi ích của các nước đang phát triển. Việc dự thảo cho rằng, đến năm 2050, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bình quân đầu người của các nước phát triển là 2,7 tấn, cao gần gấp đôi so với mức bình quân đầu người của các nước đang phát triển, rõ ràng đã thể hiện tiêu chuẩn đúp của các nước phát triển trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Đại diện Trung Quốc cũng bác bỏ việc nội dung dự thảo đưa ra mức tối đa về lượng khí thải carbon. Ông Tô Vĩ, Phó Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tại Hội nghị “Việc đưa ra mức khí thải tối đa và áp dụng chung cho toàn cầu là không công bằng với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển nhanh chóng.”

Hôm qua, đặc phái viên Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu tuyên bố, nước Mỹ có thể và sẵn sàng cung cấp vốn để giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng phía Mỹ không cho rằng, nước này cần phải bồi thường về lượng khí thải carbon đã thải ra trong mấy trăm năm qua. Phía Trung Quốc đã ngay lập tức phản ứng trước động thái này của phía Mỹ. Ông Vu Khánh Thái, thành viên đoàn đàm phán Trung Quốc tại Hội nghị Copenhaghen nói: “Việc các nước phát triển cung cấp vốn cho các nước đang phát triển không phải là hành động làm từ thiện. Bởi các nước phát triển đã gây ra vấn đề biến đổi khí hậu, và đây là nghĩa vụ họ phải gánh vác. Không những thế, đây còn là nghĩa vụ mang tính pháp lý.”

Sự bất đồng sâu sắc giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu đã khiến cho không ít người lo ngại hội nghị Copenhaghen sẽ thất bại. Và nếu như điều này xảy ra, theo một quan chức của Tổ chức Năng lượng quốc tế LHQ, trong giai đoạn 2010-2030, tổng mức đầu tư cộng đồng quốc tế phải bỏ ra để cứu vãn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ lên tới 10.000 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao