111111

Liên kết để phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Là hai trong những "đầu tàu" kinh tế của Vùng đồng bằng sông Hồng, thời gian qua, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của cả Vùng.

Thực tế cho thấy sự hợp tác giữa hai địa phương và mở rộng liên kết được xác định chìa khóa để các địa phương trong Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Ngay sau Tết nguyên đán Quý Mão 2023, UBND Thành phố Hải Phòng phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo mở rộng đường tỉnh 352, kết nối huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) với thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh).

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.335 tỷ đồng, không chỉ đáp ứng nhu cầu thông thương giữa 2 địa phương mà còn từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, góp phần phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng khẳng định, đây là một trong những dự án nhằm hiện thực hóa chương trình hợp tác, phát triển toàn diện mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ký kết.

"Thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh xác định rõ nhiệm vụ liên kết hợp tác, liên kết vùng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của 2 địa phương. Dự án khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa quan trọng, phát huy các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh, liên kết, thúc đẩy phát triển cân bằng giữa 2 vùng; thúc đẩy liên kết với các khu vực xung quanh để phát triển kinh tế và tạo ra thương hiệu trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ" - ông ông Thọ nói.

Trước đó, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp, triển khai nhiều dự án mang tính liên kết vùng như: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 (đoạn từ cầu Đá Bạc đến Cầu Kiền); Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng (nối huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh)…

Đặc biệt, Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đi vào hoạt động từ năm 2018 và ngày 1/9/2022, tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính thức hoàn thành, rút ngắn thời gian di chuyển Hà Nội tới cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ trong 3 giờ; kết nối cung đường Lào Cai - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, mở ra cơ hội phát triển cho các địa phương trong khu vực. 

Sự kết nối nhanh chóng với khu vực và quốc tế cũng góp phần giúp Quảng Ninh và Hải Phòng khẳng định, nâng cao vị thế trung tâm đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, góp phần quan trọng để 2 địa phương duy trì tăng trưởng GRDP ở mức cao trong 7 năm liên tiếp và luôn đứng TOP đầu cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, với chiều dài 176 km đã kết nối vùng động lực trong 3 cực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Quan trọng hơn nữa, tuyến đường đã đưa Quảng Ninh ngày càng trở thành điểm trung chuyển chiến lược trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, Khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết vùng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng.

Đón đầu cơ hội từ tuyến cao tốc "xương sống", cuối tháng 7/2022 vừa qua, các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông trên cơ sở tuyến cao tốc Hà Nội đi Móng Cái. Trục cao tốc này kết nối hàng loạt KCN, cảng biển, đô thị và các sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng Ninh) giúp các địa phương khai thác thế mạnh riêng và hỗ trợ nhau để hình thành vùng kinh tế có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước, tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đánh giá: "Tầm nhìn là xây dựng một mô hình liên kết kinh tế cấp vùng năng động, có định hướng toàn cầu và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về liên kết vùng. Chúng ta sẽ chung sức tạo ra khu vực thịnh vượng chung, đồng thời hình thành vành đai kinh tế Đông Bắc Bộ, trở thành một trung tâm công nghiệp, kinh tế biển và dịch vụ du lịch, nỗ lực để 4 địa phương trở thành một cực tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng". 

Hải Phòng và Quảng Ninh đã có sự liên kết, hợp tác mạnh mẽ và phát huy vai trò “đầu tàu” kinh tế, gắn kết các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cho biết, liên kết sâu rộng để phát triển là một trong những định hướng được tỉnh Quảng Ninh xác định và có nhiều phương án nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

"Quảng Ninh ưu tiên cho việc tiếp tục liên kết để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược đảm bảo đồng bộ, liên thông tổng thể để thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hoá lãnh thổ. Sâu xa hơn nữa đó là định hình, hoàn thiện các hành lang giao thông để kiến tạo nên các hành lang kinh tế, hành lang đô thị; tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương" - ông Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì sự phát triển của Hải Phòng, Quảng Ninh nói riêng và các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; các tuyến vành đai, các tuyến hướng tâm, các tuyến kết nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế có thời điểm hoạt động chưa hiệu quả; sự liên kết giữa các các địa phương trong Vùng cần chặt chẽ hơn...

Đây cũng là những nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương trong thời gian tới nhằm xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng “phát triển nhanh, bền vững”, “có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao” vào năm năm 2030 và “phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái”, “là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới” vào năm 2045 như tinh thần Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tập trung tháo gỡ những điểm “nghẽn”, nút thắt và đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương sẽ giúp Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh và mạnh mẽ, đóng vai trò dẫn dắt và góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị về vùng Đồng bằng sông Hồng vào ngày 12/2
Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị về vùng Đồng bằng sông Hồng vào ngày 12/2

VOV.VN - Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị về vùng Đồng bằng sông Hồng vào ngày 12/2

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị về vùng Đồng bằng sông Hồng vào ngày 12/2

VOV.VN - Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Hôm nay (3/11), tại TP.Hải Phòng diễn ra hội thảo “Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, với sự tham dự của Bộ Kế hoạch Đầu tư và đại diện các khu công nghiệp, khu kinh tế của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.

Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Hôm nay (3/11), tại TP.Hải Phòng diễn ra hội thảo “Kinh nghiệm quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, với sự tham dự của Bộ Kế hoạch Đầu tư và đại diện các khu công nghiệp, khu kinh tế của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.

Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng
Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ won, tương đương khoảng 4,5 triệu USD trong việc lập kế hoạch phát triển nông nghiệp cho đồng bằng sông Hồng.

Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng

Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ won, tương đương khoảng 4,5 triệu USD trong việc lập kế hoạch phát triển nông nghiệp cho đồng bằng sông Hồng.

Bắt đầu thăm dò bể than Đồng bằng sông Hồng
Bắt đầu thăm dò bể than Đồng bằng sông Hồng

VOV - Việc triển khai Đề án thăm dò bể than là cơ sở cho việc nghiên cứu, lựa chọn công nghệ đầu tư để tiến hành khai thác thương mại.

Bắt đầu thăm dò bể than Đồng bằng sông Hồng

Bắt đầu thăm dò bể than Đồng bằng sông Hồng

VOV - Việc triển khai Đề án thăm dò bể than là cơ sở cho việc nghiên cứu, lựa chọn công nghệ đầu tư để tiến hành khai thác thương mại.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao