111111

Bắc Ninh khắc phục nhiều điểm sạt lở núi, bãi sông theo phương châm "4 tại chỗ"

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi biểu dương lãnh đạo các địa phương đã bám sát thực tiễn, kịp thời có phương án xử lý khẩn cấp các sự cố theo phương châm "4 tại chỗ".

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh xuất hiện nhiều sự cố sạt lở đê điều, sạt lở núi có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng tới tới an toàn đê điều và các hộ dân đang sinh sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở.

Sự cố sạt lở đê bối Trầm Hà, thôn Thượng, xã Mỹ Thái có cung sạt trượt phía sông dài khoảng 65m, rộng khoảng 6-10m, ăn sâu vào mặt đê khoảng 3m, đỉnh cung sạt đến chân cung sạt khoảng 12-15m. Phía thượng và hạ lưu cung sạt xuất hiện nhiều vết nứt dọc, tổng chiều dài các vết nứt khoảng 200 m. Các vết nứt có dấu hiệu tiếp tục phát triển, nguy cơ sạt lở diện rộng, đe doạ trực tiếp đến an toàn đê.

Trước sự cố khẩn cấp trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu áp dụng ngay các biện pháp để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố công trình gây ra.

Ngay sau khi phát hiện, UBND xã Mỹ Thái đã khẩn trương chỉ đạo tổ chức phương tiện, vật tư, nhân lực tại chỗ đắp lăn đê khoảng 300m. Đến ngày 11/7/2025, khối lượng đất đắp khoảng 6.200 m³. Vị trí sạt lở chính cơ bản đã được gia cố.

Hiện tượng sạt lở bờ, bãi sông cũng xuất hiện tại khu vực K6+750; K8+00-K8+250 và K9+850-K10+155 tuyến đê tả Thương, phường Bắc Giang. Sự cố sạt lở bờ, bãi sông được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, gồm nhiều vị trí sạt lở.

Đáng chú ý, các khu vực xuất hiện nhiều cung sạt nối nhau liên tiếp ăn sâu vào bãi sông, cần có biện pháp khắc phục sớm. Cung sạt nguy hiểm nhất tại khu vực K8+220 cách Trạm thủy văn Phủ Lạng Thương 11m về phía hạ lưu, cung sạt có chiều dài 42m ăn sâu vào bãi sông khoảng 10m, chiều sâu từ đỉnh cung sạt đến mặt nước 2,5m, đỉnh cung sạt chỗ gần nhất cách chân đê phía sông 11,7m và tiếp tục có chiều hướng phát triển cả về chiều dài và chiều rộng.

Để xử lý sự cố này, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh có các văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đề nghị kiểm tra, hỗ trợ địa phương. Đồng thời, công bố tình huống khẩn cấp và lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Tỉnh Bắc Ninh giao Ban Quản lý dự án Giao thông và Nông nghiệp tỉnh số 1 phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện xử lý các sự cố xong trong năm 2025.

Sự cố sạt lở núi tại Tiểu khu 6, phường Yên Dũng có 4 vị trí bị đất đá từ trên vách núi lở, rơi xuống phía sau nhà các hộ dân: Đỗ Thị Dung, Trần Công Dương, Trần Công Đoàn, Vũ Tuấn Hưng.

Lãnh đạo phường Yên Dũng xác minh có khoảng 20 hộ dân bị ảnh hưởng. Hiện vẫn còn một lượng đất, đá phong hoá có nguy cơ tiếp tục sạt lở khi gặp các điều kiện bất lợi về thời tiết, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các hộ dân.

Trước mắt, UBND phường Yên Dũng đã hỗ trợ di dời người và tài sản của 2 hộ gia đình đến nơi an toàn, các hộ còn lại được cảnh báo, sẵn sàng di dời khi có các điều kiện thời tiết bất lợi.

Sau khi kiểm tra thực địa, ông Lê Xuân Lợi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh biểu dương lãnh đạo các địa phương bám sát thực tiễn, kịp thời có phương án xử lý khẩn cấp các sự cố theo phương châm "4 tại chỗ".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi yêu cầu các địa phương theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể những vị trí không an toàn, có nguy cơ cao, lập phương án bố trí kinh phí để xử lý với giải pháp phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn đê điều và các hộ dân đang sinh sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở.

Đối với sự cố đê tả Thương tại phường Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi giao Ban Quản lý dự án Giao thông và Nông nghiệp tỉnh số 1 tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện xử lý các sự cố theo đúng quy định.

Đối với sự cố sạt lở núi tại Tiểu khu 6, phường Yên Dũng, lãnh đạo địa phương cần phối hợp với các Sở, đơn vị liên quan khảo sát sơ bộ và lên phương án xử lý sự cố sạt lở. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động các hộ dân có đất rừng trồng các loại cây có khả năng nhanh phủ xanh đất trống, giữ đất, giảm dòng chảy mặt, khi đó sẽ tăng độ ổn định của sườn dốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chính quyền địa phương 2 cấp tại Bắc Ninh vận hành thế nào sau sáp nhập?
Chính quyền địa phương 2 cấp tại Bắc Ninh vận hành thế nào sau sáp nhập?

VOV.VN - Sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp đã mang lại kết quả tích cực, kỳ vọng tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chính quyền địa phương 2 cấp tại Bắc Ninh vận hành thế nào sau sáp nhập?

Chính quyền địa phương 2 cấp tại Bắc Ninh vận hành thế nào sau sáp nhập?

VOV.VN - Sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp đã mang lại kết quả tích cực, kỳ vọng tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tập trung đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ
Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tập trung đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các xã, phường trong tỉnh tập trung bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ năm 2025.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tập trung đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tập trung đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các xã, phường trong tỉnh tập trung bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa lũ năm 2025.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao